Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Mạ Niken hóa học (Electroless Nickel plating)

Niken hóa học Phospho trung bình (EN-MP)

Giới thiệu

  • Là lớp mạ Niken không điện chứa hàm lượng Phospho trung bình: 5-9%, có cấu trúc bán tinh thể.
  • Độ cứng lớp mạ EN-MP ngay sau khi mạ là 52-58 HRC, sau khi nhiệt luyện có thể đạt 65-70 HRC, ngang với lớp mạ crom cứng.
  • Độ bền ăn mòn khá cao (tuy thấp hơn lớp mạ EN-HP) nên được mạ lên các linh kiện kỹ thuật để chống ăn mòn.

Năng lực kỹ thuật

  • Mạ treo và mạ quay.
  • Kích thước sản phẩm tối đa: 50cm x 50cm x 80cm.
  • Khối lượng sản phẩm mạ treo tối đa: 200kg.
  • Loại phôi có thể mạ được:

Tất cả hợp kim sắt, nhôm và hợp kim nhôm, đồng và hợp kim đồng, hợp kim kẽm (antimon), chì và hợp kim chì.

Niken hóa học Phospho cao (EN-HP)

Giới thiệu

Là lớp mạ Niken không điện chứa hàm lượng Phospho khoảng 10-14%, có cấu trúc vô định hình.
Độ cứng lớp mạ EN-HP ngay sau khi mạ là 48-55 HRC, sau khi nhiệt luyện có thể đạt 66-70 HRC (~1000HV), ngang với lớp mạ crom cứng..
Lớp mạ EN-HP không có từ tính nên được dùng làm lá chắn điện từ cho các thiết bị điện tử.
Độ bền ăn mòn cao nên được dùng thay thế thép không rỉ trong các ngành công nghiệp hóa chất và dầu khí, các thiết bị tiếp xúc với nước biển.
Lớp mạ EN-HP không độc nên có thể dùng trong ngành y tế và chế biến thực phẩm.

Năng lực kỹ thuật

  • Mạ treo và mạ quay.
  • Kích thước sản phẩm tối đa: 50cm x 50cm x 80cm.
  • Khối lượng sản phẩm mạ treo tối đa: 200kg.
  • Loại phôi có thể mạ được:

Tất cả hợp kim sắt, nhôm và hợp kim nhôm, đồng và hợp kim đồng, hợp kim kẽm (antimon), chì và hợp kim chì.

Ứng dụng:

  • Khuôn ép nhựa.
  • Linh kiện điện tử.
  • Bánh răng, trục vít, trục xylanh, cánh bơm.
  • Tản nhiệt khí, thiết bị trao đổi nhiệt.
  • Van hóa chất, dầu khí.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn MIL-C-26074

Class 1:  Chỉ mạ, không xử lý nhiệt (nung nóng khử hydro không được xem là xử lý nhiệt).
Class 2:  Xử lý nhiệt để đạt độ cứng yêu cầu. Có thể áp dụng với tất cả kim loại không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ 260*C trở lên. Độ cứng yêu cầu có thể đạt được qua xử lý nhiệt như sau:

Nhiệt độ (*C)

260

290

343

400

Thời gian

4h hoặc hơn

2h hoặc hơn

1 tới 1.5h

0.5 tới 1h

Class 3:  Hợp kim nhôm không thể xử lý nhiệt, sau khi mạ được nung nóng ở 180-200*C trong 1-1.5h để tăng độ bám lớp mạ.
Class 4: Hợp kim nhôm có thể xử lý nhiệt, sau khi mạ được nung nóng ở 115-125*C trong 1-1.5h để tăng độ bám lớp mạ.
Grade A – Độ dày lớp mạ tối thiểu 25 micron.
Grade B – Độ dày lớp mạ tối thiểu 13 micron.
Grade C – Độ dày lớp mạ tối thiểu 38 micron.

Tiêu chuẩn ASTM B733-04 (và mới hơn)

Type IV: 5-9% phospho (Phospho trung bình)
Type V: 10% phospho hoặc hơn (Phospho cao)
SC0:  Độ dày tối thiểu 0.1micron
SC1:  Môi trường ít khắc nghiệt, dày tối thiểu 5 micron.
SC2:  Môi trường khá khắc nghiệt, dày tối thiểu 13 micron.
SC3:  Môi trường khắc nghiệt, dày tối thiểu 25 micron.
SC4:  Môi trường rất khắc nghiệt, dày tối thiểu 75 micron.
Class 1:  Chỉ mạ, không xử lý nhiệt.
Class 2:  Xử lý nhiệt ở 260-400°C để đạt độ cứng tối thiểu 850 HK100.
Class 3:  Xử lý nhiệt ở 180-200°C trong 2-4h để tăng độ bám lớp mạ trên thép và khử hydro.
Class 4:  Xử lý nhiệt ở 120-130°C trong ít nhất 1h để tăng độ bám lớp mạ trên hợp kim nhôm có thể nhiệt luyện (ví dụ 7075) và thép đã thấm carbon.
Class 5:  Xử lý nhiệt ở 140-150°C trong ít nhất 1h để tăng độ bám lớp mạ trên nhôm, hợp kim nhôm không thể nhiệt luyện, đồng và hợp kim đồng, hợp kim bery.
Class 6:  Xử lý nhiệt ở 300-320°C trong ít nhất 1h để tăng độ bám lớp mạ trên hợp kim titan.

Tiêu chuẩn AMS 2404

Class 1: trừ xử lý nhiệt để khử khí hydro, không xử lý nhiệt theo bất kì hình thức nào khác.
Class 2: xử lý nhiệt ở 232°C trở lên để làm cứng lớp mạ.
Class 3: xử lý nhiệt ở 191°C để cải thiện độ bám dính của lớp mạ trên hợp kim nhôm và bery không thể nhiệt luyện.
Class 4: xử lý nhiệt ở 121°C để cải thiện độ bám dính của lớp mạ trên hợp kim nhôm có thể nhiệt luyện.

1.3.1 Nếu không yêu cầu Class nào cụ thể thì nên làm theo Class 1.
3.1.1 Xử lý nhiệt để khử ứng suất - Chi tiết bằng thép có độ cứng 40HRC trở lên và đã được mài lại sau khi nhiệt luyện nên được rửa sạch và khử ứng suất trước khi mạ. Trừ khi được yêu cầu cụ thể, quá trình khử ứng suất được thực hiện ở 135°C trở lên trong thời gian tối thiểu 5h cho chi tiết có độ cứng 55HRC trở lên, hoặc ở 191°C trở lên trong thời gian tối thiểu 4h với các chi tiết khác.
3.3.2.2 Khi yêu cầu là Class 3, chi tiết cần được xử lý nhiệt ở 191°C trong 1-1,5h.
3.3.2.3 Khi yêu cầu là Class 4, chi tiết cần được xử lý nhiệt ở 121°C trong 1-1,5h.
3.4.1 Độ dày lớp mạ
Trừ khi được yêu cầu, độ dày tối thiểu lớp mạ nên đạt 25micron cho nền nhôm, 13micron cho nền đồng, titan, bery và 38micron cho hợp kim của sắt.
3.4.4 Độ cứng
Lớp mạ theo Class 2 cần đạt độ cứng tối thiểu 800 HK100.

Các tiêu chuẩn khác

MIL-F-14072
AMS 2405
MIL-STD-171
ISO 4527
ASTM B656
Và phần lớn các tiêu chuẩn riêng trong ngành.